Hơi thở có mùi thối
Hơi thở có mùi thối ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Làm mất sự tự tin và gây xáo trộn cuộc sống của người mắc phải chứng này.
Nguyên nhân gây mùi khó chịu cho hơi thở xuất phát từ những vi khuẩn trong miệng. Các vi khuẩn này tồn tại bằng cách tiêu thụ protein từ thức ăn, dịch nhầy và máu. Chúng tạo ra những hợp chất gây mùi khó chịu từ lưỡi và cổ họng.
Vậy Làm sao để hết hôi miệng?
Tránh xa các loại thực phẩm gây hôi miệng
Làm sao để hết hôi miệng thì việc đầu tiên chúng ta cần phải hạn chế ăn các loại thức ăn gây hôi miệng. Tất cả mọi người gần như đều có mùi hơi thở khó chịu sau khi ăn các loại thực phẩm như tỏi, hành. Các thực phẩm như pho mát hay sữa cũng gây hôi miệng, thậm chí ăn nhiều cá, thịt cũng gây hôi miệng.
Cải bắp, súp lơ, hoặc các loại trái cây thuộc họ cam chanh cũng có tác dụng kích thích vi khuẩn gây hôi miệng.
Đánh răng hai lần trong ngày
Đánh răng luôn được xem là phương pháp hữu hiệu đánh bay mùi hôi trong miệng. hãy đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày để giữ cho hơi thở bạn được thơm mát.
Việc đánh răng giúp loại bỏ phần thức ăn thừa và những vi khuẩn đang bám trên bề mặt lưỡi. Nguyên nhân chính dẫn đến hôi miệng.
Chữa trị các bệnh răng miệng
Thật vậy, ngoài những nguyên nhân trên thì các bệnh như nha chu, sâu răng, nhiễm trùng, tích tụ mảng bám và khô miệng là những nguyên nhân chính dẫn tới hơi thở có mùi.
Tránh xa rượu bia, thuốc lá và cà phê
Chắc chắn rồi, mùi thuốc lá và bia rượu luôn làm cho những người xung quanh cảm thấy khó chịu. Còn với cà phê thì không phải chất làm cho hơi thở có mùi thối, nó tác động làm cho khoang miệng bị khô và dẫn đến mùi hôi xuất hiện.
Nhai kẹo cao su không đường và uống nhiều nước
Miệng khô là nguyên nhân chính gây mùi hôi, khó chịu. Hãy uống đủ lượng nước trong một ngày để cơ thể điều tiết đủ. Nhai kẹo cao su giúp làm sạch răng và tiết nước bọt, giúp khoang miệng không bị khô, thiếu nước.
Trên là một số nguyên nhân gây hơi thở có mùi thối và cách phòng ngừa làm hết hôi miệng từ trung tâm nha khoa Ucare.